North VietNamNorth VietNam Reise

Chương trình Tour Đông Bắc – Tây Bắc  Việt Nam 2021
09.10.21 : T0 : Ha Noi – Tam Đảo
Tam Đảo nằm cách thành phố Hà Nội khoảng 80km, nơi đây được người Pháp phát hiện và tiến hành cải tạo từ những năm cuối thế kỷ XIX. Hàng loạt những công trình như: biệt thự, sàn nhảy, bể bơi, sân chơi, khách sạn ở Tam Đảo cùng nhà hàng sầm uất được xây dựng lên, nhưng trải qua bao thăng trầm lịch sử cũng không còn lại bao nhiêu. Thị trấn Tam Đảo có diện tích hơn 214ha, gồm 2 thôn, trong đó, đa phần những địa điểm du lịch nổi tiếng đều nằm ở thôn 1.
Nhà thờ cổ Tam Đảo, Thác Bạc, Quán Cafe Gió Tam Đảo, Chợ Tam Đảo, Cổng Trời Tam Đảo, Đền Bà Chúa Thượng Ngàn

Rau và quả su su: Món ngon nổi tiếng nhất Tam Đảo là su su, bạn có thể nhìn thấy su su được trồng ở mọi nơi trong thị trấn Tam Đảo. Một điều đặc biệt là Su Su trồng ở thị trấn Tam Đảo sau khi chế biến vẫn giữ được màu xanh tự nhiên, độ giòn, vị ngọt và hương thơm đặc trưng.Su su ở Tam Đảo trồng quanh năm, từ năm này qua năm khác, điểm đặc biệt ở Tam Đảo là su su không cần chăm sóc, không bón phân, cứ thế tự phát triển, sinh sôi. Cứ ba ngày người dân lại cắt ngọn một lần để lấy rau su su ăn và  để hạn chế việc ra quả, bởi su su ở Tam Đảo chủ yếu lấy ngọn chứ không thu hoạch quả.

Gà đồi Tam Đảo: gà đồi ở Tam Đảo chủ yếu là gà tre, gà ri, thả trên núi, vì thời tiết lạnh nên số lượng không nhiều, vì thế nếu không tinh ý, bạn dễ ăn phải món gà mềm, bở được nhập mua dưới xuôi thường bán ngoài chợ.Gà Tam Đảo rất dai và thơm, được chế thành nhiều món ngon như luộc, hấp, quay, bọc đất nướng… Phổ biến nhất là gà bọc đất nướng và gà nướng mật ong.

Lợn Mán: là lợn được nuôi trong các làng của người dân tộc Sán Dìu trên núi Tam Đảo, thịt lợn mỏng và dai, không quá nạc, không nhiều mỡ, ăn không ngấy, không hôi, càng nhai càng ngọt, chế biến món nào cũng thơm ngon, đậm đà.

Măng rừng: Măng Tam Đảo chủ yếu là măng sặt và măng nứa, thân nhỏ. Măng chặt về, bóc nõn, bỏ hết vỏ rồi ngâm nước muối, trần qua nước sôi đem bỏ vào bình, thêm giấm, tỏi, ớt là có thể để lâu ngày.

10.10.21 : T1 : Tam Đảo

Tam Dao
11.10.21 : T2 : Tam Đảo – Tà Xùa
Tà Xùa là một xã vùng cao (thuộc huyện Bắc Yên) nơi giáp ranh của hai huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên (Sơn La). Đỉnh núi Tà Xùa (21°26’01.58″N, 104°18’13.96″E) được các bạn yêu thích trekking cho rằng đây là đỉnh thấp nhất trong 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Với tọa độ GPS đo được là 2875m, đường lên Tà xùa qua Bản văn hóa Tà Xùa, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Đỉnh núi Tà Xùa sừng sững nhô lên giữa rừng nguyên sinh huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Trải dài từ độ cao khoảng 2.600m lên đến tận đỉnh cao nhất của núi Tà Xùa với chóp inox ghi độ cao 2.865m đẹp ma mị, huyền bí được ví như vương quốc của loài rêu.
Chè cổ thụ (Shan tuyết)
12.10.21 : T3 : Tà Xùa
Ta Xua
13.10.21 : T4 : Tà Xùa  – Yên Bái
Muong Lo Corner, Văn Chấn, Yen Bai (province), Vietnam : 18 euro/n

Yen BaiThịt trâu gác bếp, Lạp xưởng Yên Bái, Xôi và cốm tan Tú Lệ, Bánh chưng đen Mường Lò, Bánh chuối Lục Yên, Chè Shan Tuyết Suối Giàng.

14.10.21 : T5 : Yên Bái – Hoang Su Phi
Hoàng Su Phì là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây của Hà Giang. Địa hình nơi đây chủ yếu là đồi núi và bị chia cắt bởi nhiều con suối do nằm trên thượng nguồn sông Chảy. Tháng 9 – tháng 10 trong năm là thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm Hoàng Su Phì. Khi những thửa ruộng bậc thang ở Y Tý, Mù Cang Chải đã lặng lẽ thu về vẻ đẹp của mình thì người ta thường dời chân về Hoàng Su Phì để chiêm ngưỡng mùa vàng lộng lẫy duy nhất trong năm của huyện núi này.
HSUPhi
15.10.21 : T6 : Hoang Su Phi
Một số điểm ngắm lúa đẹp Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì được công nhận là di tích quốc gia, trải dài ở 11 xã gồm Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín và Nậm KhòaĐỉnh Chiêu Lầu ThiĐây là một trong những dãy núi cao thuộc dãy Tây Côn Lĩnh nằm trên địa bàn xã Hồ Thầu. Khu vực cao nhất của đỉnh núi được kiến tạo bằng những khối đá khổng lồ nối tiếp nhau, thích hợp để tận hưởng cảm giác leo núi, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của muôn trùng nước non.
16.10.21 : T7 : Hoang Su Phi – Ha Giang
Hà Giang nằm cách Hoàng Su Phì khoảng 50km, đây là một huyện biên giới vùng cao thu hút khách du lịch ưa mạo hiểm, phiêu lưu bởi đường lên khá hiểm trở. Những thửa ruộng bậc thang như kéo tới tận chân trời, mùa lúa chín hay mùa nước đổ đều mang những vẻ đẹp riêng.
17.10.21 : T9 : Ha Giang- Quang Ba – Dong Van
Đồng Văn là một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang, huyện lỵ cách thành phố Hà Giang 146km. Huyện có 19 xã thì 9 xã có đường biên giới với Trung Quốc. Ðồng Văn có điểm cực Bắc của Việt Nam tại Lũng Cú. Người ta nói rằng nếu chưa lên Lũng Cú thì coi như chưa đến Ðồng Văn, bởi Lũng Cú là “nóc nhà của Hà Giang” nơi mà “cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời”. Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
18.10.21 : T10 : Dong Van
Dốc Thẩm Mã : Tương truyền rằng ngày xưa người dân cho ngựa thồ hàng đi từ dưới chân dốc lên, con ngựa nào mà lên đến đỉnh còn khỏe thì người dân sẽ giữ lại nuôi nên đoạn dốc có tên là Thẩm Mã. Đây là đoạn đèo đầu tiên mà các bạn cần chinh phục để bước chân tới mảnh đất Đồng Văn. Sau khi vượt qua con dốc này, các bạn sẽ tới mảnh đất Phố Cáo.
Phố Cáo: Xã Phố Cáo nằm ngay trên QL4C, nối Yên Minh với Đồng Văn. Nếu đến Phố Cáo vào những dịp bình thường, chắc các bạn sẽ không nhận thấy điều gì đặc biệt ở đây. Tuy vậy, nếu đi qua đây vào mùa xuân, cảnh tượng những bông hoa đào nở rực rỡ chắc hẳn sẽ níu giữ chân được nhiều du khách.
Phó Bảng : Thị trấn Phó Bảng nằm sâu bên trong thung lũng cao nguyên đá, nơi bốn bề là núi. Con đường cứ vòng vèo mãi từ dãy núi này sang dãy núi khác, nắng cứ nhảy nhót nơi lưng chừng trời và thung lũng thăm thẳm không một bóng người cho mãi đến khi bất ngờ Phó Bảng hiện ra bằng một thung lũng hoa hồng. Sau những dải mây hoa hồng, Phó Bảng nhỏ nhắn nằm khép mình bên những dãy núi đá tai mèo. Cả thị trấn chỉ có vài chục nóc nhà, nằm rải rác trên con đường chính và một vài nhánh nhỏ. Theo suốt dọc con đường chính, những ngôi nhà nhuốm màu sắc thời gian. Người dân sinh sống ở đây chủ yếu là người Mông và người Hoa. Những ngôi nhà trình tường có tuổi đời đã hơn trăm năm, cánh cửa gỗ cũ kỹ dán những câu đối chữ Hán đã cũ màu, tường nâu rêu mốc, mái ngói âm dương. Cuộc sống giản dị trôi qua từng ngày.
Sủng Là : Từ Yên Minh lên thị trấn Đồng Văn, đến ngã ba Phó Bảng, nơi con đèo xinh đẹp ôm trọn một thung lũng xanh là điểm cao và đẹp nhất để ngắm toàn cảnh Sủng Là. Nơi đây có thể coi là xã vùng cao đẹp nhất toàn cao nguyên đá Đồng Văn. Từ trên con đường vắt vẻo lưng chừng trời nhìn xuống, bạn sẽ thấy Sủng Là như một bức tranh thiên nhiên thanh bình, xinh đẹp. Sủng Là nằm giữa những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô, thâm sẫm một màu, những ngôi nhà vững chãi với mái đã phai màu thời gian.
Nhà của Pao : Đây là ngôi nhà của ông Mua Súa Páo người Mông, nơi đây đã được đạo diễn Ngô Quang Hải chọn làm bối cảnh quay phim “Chuyện của Pao”, chuyển thể từ tác phẩm “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thuỷ. Sau khi được lựa chọn làm bối cảnh cho bộ phim, ngôi nhà đã trở thành một điểm thu hút du khách.
Đồi tam giác mạch : Từ QL4C rẽ đi cột cờ Lũng Cú, các bạn đi khoảng một đoạn sẽ vào địa phận xã Lũng Táo. Ở đây có những đồi tam giác mạch trồng suốt cả một dải đồi, khung cảnh bao la và đẹp hơn rất nhiều khi chụp ảnh. Đồi tam giác mạch ở đây là một trong những điểm chụp ảnh tam giác mạch đầu tiên của Hà Giang trước kia.
Dinh Vương : Trước khi khởi công xây dựng, vua Mèo Vương Chính Đức đã sang Trung Quốc tìm thầy phong thủy sang Việt Nam đi qua khu vực 4 huyện nằm trong quyền cai quản của mình để chọn địa thế đất. Cuối cùng, Vương Chính Đức và thầy quyết định dừng chân tại thôn Xà Phìn, địa thế đất nằm giữa thung lũng Sà Phìn. Đặc biệt, ở nơi đây có một khối đất nổi lên cao như hình mui con rùa, tượng trưng cho thần kim quy. Nếu xây dựng dinh thự tại đây thì sự nghiệp của Vương Chính Đức sẽ thành về sau. Sau con đường nằm bên hàng cây sa mộc cao vút, chiếc cổng đá bề thế của dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức ở Sà Phìn (Đồng Văn – Hà Giang) hiện ra trên đỉnh đồi. Vương Chính Đức là người đứng đầu dòng họ Vương của người Mông ở Hà Giang 1 thế kỷ trước. Giàu có nhờ hoạt động trồng, chế biến và buôn bán thuốc phiện xuyên biên giới với Trung Quốc, Miến Điện, ông đã thống lĩnh vùng cao nguyên này và xưng vương.
Cột cờ Lũng Cú : Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A Pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.
Cột mốc 428Mốc cực Bắc : Mốc 428 là một trong những mốc biên giới Việt Trung khá đặc biệt trên địa bàn tỉnh Hà Giang khi đây là mốc gần nhất với cực Bắc. Mốc 428 tuy chưa phải là điểm cực Bắc, nhưng nó là cột mốc xa nhất về hướng Bắc của Tổ quốc, đây là cột mốc biên giới Việt Trung nhất với điểm cực Bắc . Cột mốc cách dòng sông Nho Quế tầm 500m theo đường chim bay. Sông Nho Quế là con sông chung của Việt Nam và Trung Quốc nên nó đồng thời là ranh giới của 2 nước.
Mốc cực Bắc : Tại bản Xéo Lủng (cách cột cờ Lũng Cú khoảng 3km), một điểm cực Bắc được xây dựng mang tính biểu tượng. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là điểm có thể đến gần nhất so với cực Bắc của Tổ Quốc. Đứng trên Đài vọng cảnh (mô phỏng Chùa Một Cột) bao quát dải biên cương của chóp nón Cực Bắc, nơi đây sông Nho Quế bắt đầu chảy vào Việt Nam .

Phố cổ Đồng Văn : Phố cổ Đồng Văn nằm ở thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang. Khu vực trung tâm thị trấn Đồng Văn xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Vân, tỉnh Tuyên Quang và có lịch sử phát triển về kiến trúc, văn hóa hàng trăm năm. Những năm 1880, khi chiếm đóng khu vực này, người Pháp đã có những quy hoạch và để lại những điểm nhấn quan trọng về quy hoạch và kiến trúc, đặc biệt là chợ Đồng Văn (cũ), xây bằng đá trong những năm 1920 gần như còn nguyên vẹn đến ngày nay.

Chợ Đồng Văn : Chợ Đồng Văn là khu chợ cổ, nằm trong quần thể phố cổ Đồng Văn, đây là trung tâm giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hoá và văn hoá lớn nhất ở vùng cao nguyên đá Đồng VănMỗi tuần chợ họp một phiên duy nhất vào ngày Chủ nhật. Vào ngày chợ phiên, khu phố cổ vốn nhỏ bé tĩnh lặng trở nên náo nhiệt đông vui như ngày hội với đủ sắc màu sặc sỡ của trang phục người Dao, Mông, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô…, đổ về từ các ngả núi xuống chợ. Họ đem theo những gùi rau, gùi củi, tay dắt lợn, dắt chó… Có người phải đi từ 3 giờ sáng, vượt qua mấy ngọn núi để xuống cho kịp phiên chợ.
Don Cao : Don Cao is located in Dong Van town, Dong Van District, Ha Giang province. Don Cao is the name that people here call the high mountain in Dong Van valley, on the summit a stone camp was built by French to serve as bunkers or watch-tower. Don Cao bunker can control the entire valley of Dong Van town.
After the occupation of Ha Giang in 1887, the French continuously built military facilities to rule and depress the resistance against French colonialist of Vietnam people in general and people in Dong Van, Ha Giang in particular. In the 3 years from 1903 to 1905, the French army at Dong Van was repeatedly attacked by uprising troops of the H’Mong leader Sung Mi Chang.
Đèo Mã Pì Lèng : Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.Tuy nhiên, theo một số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi con mèo”.Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển, được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá vôi, đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 426 triệu năm, bao gồm trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo núi gây ra. Cảnh quan khu vực này lởm chởm đá dựng, trong đó vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là Săm Pun (Sam Pun), nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông thương từ Xín Cái sang Điền Bồng, Trung Quốc.
Hẻm Tu Sản: Hẻm vực Tu Sản là vực sâu nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á, với chiều cao vách đá lên tới 700 – 900 m, chiều dài tới 1,7 km, là danh thắng kỳ vỹ độc nhất của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Để xuống được hẻm Tu Sản, các bạn có xe máy có thể đi theo tuyến đường ở bản Tà Làng, Pải Lủng. Từ đây xuống tới bến thuyền phía dưới vào khoảng 8km với những đoạn đường đèo vô cùng dốc nhưng phong cảnh vô cùng tuyệt đẹp.
19.10.21 :  T11 : Dong Van – Sung La –  Lung Cu – Ma Pi Leng – Meo Vac
20.10.21 :  T12 : Meo Vac 
21.10.21 :  T13 : Meo Vac  –  Cao Bang
22.10.21 :  T14 : Cao Bang –  Ban Gioc
23.10.21 :  T15 : Ban Gioc 
Thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao, Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, Đèo Mã Phục.
24.10.21 :  T16 : Ban Gioc –  Lang Son – Mau Son
25.10.21 :  T17 : Lang Son – Mau Son – Ha Noi
26.10.21 :  T18 : Ha Noi – Sa Pa
27.10.21 :  T19 : Sa Pa
28.10.21 :  T20 : Sa Pa
29.10.21 :  T21 : Sa Pa
30.10.21 :  T22 : Sa Pa – Ha Noi
31.10.21 :  T23 : Ha Noi – Cam Ranh – Phan Ri
01.11.21T24 : Phan Ri
02.11.21T25 : Phan Ri – Sai Gon
03.11.21T26 : Sai Gon 
04.11.21T27 : Sai Gon
05.11.21T28 : Sai Gon – Düsseldorf